Bồ Câu Gà
WISH WE ALL HAPPY

Join the forum, it's quick and easy

Bồ Câu Gà
WISH WE ALL HAPPY
Bồ Câu Gà
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Keywords

Latest topics
» Thành viên mới xin chào tất cả mọi người
Quy Trình Kỷ Thuật Nuôi BCG. I_icon_minitimeTue Mar 12, 2013 9:52 pm by Ngyuen Vu Cuong

»  Hoạt Động Kinh Doanh Bồ Câu Gà Của Các Thành Viên Sáng Lập Diễn Đàn
Quy Trình Kỷ Thuật Nuôi BCG. I_icon_minitimeMon Jun 04, 2012 1:16 am by tkhanh

» Các bệnh thường gặp ở BCG và cách chữa trị.(phần 1)
Quy Trình Kỷ Thuật Nuôi BCG. I_icon_minitimeTue Aug 23, 2011 12:14 pm by tkhanh

» Quy Trình Kỷ Thuật Nuôi BCG.
Quy Trình Kỷ Thuật Nuôi BCG. I_icon_minitimeTue Aug 23, 2011 11:37 am by tkhanh

» Các Loại Bồ Câu Gà Do Diễn Đàn Cung Cấp.
Quy Trình Kỷ Thuật Nuôi BCG. I_icon_minitimeMon Aug 22, 2011 3:36 pm by tkhanh

» Giới Thiệu Tổng Quan Về Bồ Câu Gà Các Loại
Quy Trình Kỷ Thuật Nuôi BCG. I_icon_minitimeMon Aug 22, 2011 8:25 am by tkhanh

» Chân Thành Cảm Ơn Đơn vị Tài Trợ FORUMVI.COM
Quy Trình Kỷ Thuật Nuôi BCG. I_icon_minitimeSun Aug 21, 2011 6:14 pm by Admin

» Nội Quy Rao Vặt - Dịch Vụ
Quy Trình Kỷ Thuật Nuôi BCG. I_icon_minitimeSun Aug 21, 2011 3:59 pm by Admin

» Box Lưu Trữ Và Xử Lý Các Bài Viết Xấu - Thông Tin Vi Phạm
Quy Trình Kỷ Thuật Nuôi BCG. I_icon_minitimeSun Aug 21, 2011 11:38 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Affiliates
free forum


Quy Trình Kỷ Thuật Nuôi BCG.

Go down

Quy Trình Kỷ Thuật Nuôi BCG. Empty Quy Trình Kỷ Thuật Nuôi BCG.

Bài gửi by tkhanh Tue Aug 23, 2011 11:37 am

Trong topic này DĐ sẽ giúp các thành viên có nuôi hay có nhu cầu nuôi BCG các vấn đề về BCG như sau:

Dân gian hay nói "một con bồ câu hơn chín con gà" vì tác dụng bổ dưỡng của nó, thường
xuyên ăn thịt chim bồ câu có thể kích thích ăn uống, tăng khả năng
tuần hoàn máu, giúp con người có tinh thần, thể lực sung mãn, da mịn,
hơn nữa phòng chống lão hóa sớm và bạc tóc sớm. Khoa học còn chỉ ra
rằng thịt chim bồ câu dễ tiêu hóa
hấp thu tốt đối với người cao tuổi chức năng tiêu hóa kém, còn đối với trẻ em thì tác dụng bổ dưỡng càng rõ rệt. Ngoài ra ăn thịt chim bồ câu có thể làm vết thương mau kín miệng.

Chọn giống chim bồ câu

Để chăn nuôi chim bồ câu cho hiệu quả kinh tế cao, vấn đề giống đóng vai
trò quan trọng. Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu
cầu như: khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi.

Khi nuôi chim bồ câu sinh sản nên mua loại chim từ 4 tháng - 5 tháng tuổi,
có thể phân biệt trống mái dựa trên ngoại hình: con trống to hơn, đầu
thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu
hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng
cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc bé rất khó phân biệt, ngay
cả khi trưởng thành độ chính xác cũng khó đạt 100% nên khi mua cần tham
khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, các chuyên gia có kinh nghiệm. Do
bồ câu là loài chim đơn phối vì vậy khi nuôi sinh sản nên nuôi riêng lẻ
từng cặp. Mỗi cặp bồ câu sinh sản có thể dùng sản xuất trong 5 năm,
nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản giảm, do vậy cần phải tuyển lựa
loại bỏ và thay chim bố mẹ mới.


Chuồng nuôi và thiết bị nuôi

- Chuồng nuôi: môi trường là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công
trong chăn nuôi, do vậy chuồng nuôi chim phải có ánh sáng mặt trời, khô
ráo, thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, tránh gió lùa, mưa tạt, ồn ào quá
mức, tránh phiền nhiễu của mèo, chuột, và chuồng có độ cao vừa phải...
Đặc biệt chuồng nuôi chim ấp trứng và chim sữa càng cần được yên tĩnh.
Chuồng nuôi được chia làm 2 loại: chuồng nuôi cá thể và quần thể.


+ Chuồng nuôi cá thể (dùng nuôi sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi):
mỗi cặp chim sinh sản cần một ô chuồng riêng, tùy theo điều kiện cụ
thể mà có thể làm bằng tre, gỗ, hay lưới sắt... Trên đó được đặt các ổ
đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung. Kích thước của một ô
chuồng: Chiều cao: 40cm, chiều dài 60cm, chiều rộng: 50cm.


+ Chuồng nuôi quần thể (nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2 - 6 tháng tuổi): tùy theo số lượng cần nuôi mà thiết kế chuồng nuôi cho phù hợp kích thước chuồng nuôi dựa trên mật độ nuôi 6-8 con/m2. Máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung được thiết kế riêng để phù hợp với nhu cầu quần thể ở kiểu chuồng này.

+ Chuồng nuôi dưỡng chim bồ câu thịt (nuôi vỗ béo chim thương phẩm từ 21 - 30 ngày tuổi): mật độ nuôi giai đoạn này 45 - 50 con/m2,
ở nuôi bồ câu thịt thì không sử dụng máng ăn mà ta nhồi thức ăn trực
tiếp cho chúng 50-80g/con/ngày thức ăn được nghiền nhỏ thành viên, hạn
chế không gian rộng nhằm giảm hoạt động của chúng.


- Ổ đẻ dùng để chim đẻ, ấp trứng và nuôi con: do
đang trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim
cần hai ổ đẻ, ổ ấp trứng đặt ở trên, ổ để nuôi con đặt ở dưới, ổ đẻ có
thể làm bằng gỗ, hoặc chất dẻo nhưng yêu cầu phải khô ráo, sạch sẽ,
tiện cho việc vệ sinh thay rửa thường xuyên, có thể sử dụng rơm lót ổ
đẻ. Kích thước của ổ:
Đường kính: 20 cm - 25cm, chiều cao: 7cm - 8cm.

- Máng ăn:
đây là những máng cung cấp thức ăn cho chim hàng ngày, những máng ăn
này nên đặt ở những vị trí tránh chim ỉa vào, tránh các nguồn gây ẩm ướt
và đặc biệt hạn chế thức ăn không rơi vãi (do chim bồ câu có đặc tính
chọn thức ăn). Tùy theo điều kiện có thể dùng máng ăn bằng tre hoặc
bằng tôn. Kích thước máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: chiều dài: 15cm,
chiều rộng: 5cm.


- Máng uống:
máng uống phải đảm bảo tiện lợi và vệ sinh. Có thể dùng đồ hộp (lon
nước giải khát, lon bia, cốc nhựa... với kích thước dùng cho một đôi
chim bố mẹ: Đường kính: 5cm - 6cm, chiều cao: 8 cm - 10cm, nước phải
sạch và có thường xuyên định kỳ bổ sung thêm vitamin và kháng sinh nhằm
tăng sức đề kháng và phòng bệnh.




- Máng đựng thức ăn bổ sung: do
chim bồ câu được nuôi nhốt theo phương pháp công nghiệp nên chúng rất
cần chất khoáng, sỏi, muối ăn. Kích thước của máng đựng thức ăn bổ sung
như máng uống, nên dùng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại.

- Mật độ nuôi chim: nếu nuôi chim dò được 28 ngày tuổi sau khi tách mẹ mật độ 10 - 14 con/m2, nuôi chim trưởng thành 2-6 tháng mật độ 6-8 con/m2.

- Chế độ chiếu sáng: chim
bồ câu rất nhạy cảm với ánh sáng. Sự đẻ trứng chỉ phụ thuộc vào một
phần ánh sáng nhưng sự ấp trứng lại phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố ánh
sáng. Bản năng ấp trứng của bồ câu phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng
ban ngày tối thiểu là 13 giờ. Do đó chuồng trại thiết kế thoáng đảm bảo
cung cấp đủ ánh sáng cho chim, có thể lắp bóng đèn 40W chiếu sáng thêm
vào ban đêm (nếu nuôi theo quy mô lớn) với cường độ 4 - 5W/m2 nền chuồng, với thời gian 3h - 4h ngày.


- Thức ăn: thức
ăn dùng: lúa, bắp, gạo, đậu, trong đó lúa là thành phần chính của khẩu
phần, yêu cầu của thức ăn phải đảm bảo sạch, chất lư­ợng tốt, không
mốc, mọt. Chim bồ câu cần một l­ượng nhất định các hạt sỏi, giúp cho
chim trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Kích cỡ của các hạt: dài
0,5-0,8mm, đư­ờng kính 0,3-0,4mm. Vì vậy nên cho thêm sỏi vào máng dành
riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim ăn tùy nhu cầu có thể trộn cùng
với muối ăn và khoáng Premix.


- Cách phối trộn thức ăn

+ Thức ăn bổ sung: Khoáng Premix: 85%; NaCl: 5%; Sỏi: 10%.

+ Thức ăn chính: lượng hạt đậu từ 25-30%; bắp và lúa 75-75%.

+ Cách cho ăn: 2
lần trong ngày buổi sáng lúc 8-9h, buổi chiều lúc 14-15 h, nên cho ăn
vào một thời gian cố định trong ngày. định l­ượng tùy theo từng loại
chim mà chúng ta cho ăn với số lư­ợng thức ăn khác nhau, thông th­ường
l­ượng thức ăn bằng 1/10 trọng l­ượng cơ thể


(Tổng hợp từ tài liệu của Trung Tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương – Viện Chăn Nuôi)
tkhanh
tkhanh
Admin

Tổng số bài gửi : 6
Points : 17
Join date : 22/08/2011
Age : 34
Đến từ : Cần Thơ

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết